Quy Định Về An Toàn, Sức Khỏe Nghề Nghiệp Của Người Lao Động

An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp Của Người Lao Động

Quy Định Về An Toàn, Sức Khỏe Nghề Nghiệp Của Người Lao Động nội dung bài viết được chúng tôi tìm tòi, thu thập từ nguồn internet uy tín, chất lượng, đảm bảo tính xác thực và thống nhất, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm kham thảo bài viết này, nội dung bài viết bao gồm lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục của luận văn.

Qúa trình làm báo cáo thực tập, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ viết thuê khóa luận giá rẻ của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé.

1. Lý do chọn đề tài : Quy Định Về An Toàn, Sức Khỏe Nghề Nghiệp Của Người Lao Động

Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, lực lượng lao động dồi dào, có xu hướng trẻ hóa dân số, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài là sự đảm bảo về An toàn vệ sinh lao động cho người lao động Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế, dẫn tới giảm thiểu số vụ TNLĐ và chăm lo SKNN cho công nhân. Đây là xu hướng tích cực mà Chính phủ và người dân Việt Nam ủng hộ và hướng tới để vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an sinh xã hội.

Theo số liệu thống kê tháng 1 năm 2022 của Tổng cục thống kê, có đến 51,26% dân số từ 15 tuổi trở lên đang tham gia vào lực lượng lao động, nhưng 3,22% trong số đó đang thất nghiệp và 3,1% thiếu việc làm[1]. So sánh với số liệu tháng 1 năm 2020, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên là 58,15%, tỷ lệ thất nghiệp là 1,98%, tỉ lệ thiếu việc làm là 1,07%[2]. Có thể thấy, dân số trong độ tuổi lao động đã giảm 6,89%, đặc biệt tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đều đã tăng gấp đôi.

Quy Định Về An Toàn, Sức Khỏe Nghề Nghiệp Của Người Lao Động
Quy Định Về An Toàn, Sức Khỏe Nghề Nghiệp Của Người Lao Động

Nguyên nhân lớn nhất cho việc này là do ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch Covid-19 lên mọi mặt kinh tế – xã hội của Việt Nam. Đại dịch Covid-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm virus thông qua đường hô hấp và lây lan nhanh trong không khí, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường làm việc đông người tại các khu công nghiệp. Thực trạng áp dụng các biện pháp an toàn vệ sinh lao động tại các Doanh nghiệp trong thời kỳ Covid-19 chính là vấn đề đáng được quan tâm, cùng với đó là nghiên cứu các BNN và các vấn đề tâm lý của NLĐ mắc Covid sau khi quay trở lại làm việc, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp cho Doanh nghiệp và NLĐ.

Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài khóa luận: “Thực trạng áp dụng các quy định về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp của người lao động Việt Nam trong thời kỳ Covid-19 (2020-2022)”. Đề tài hướng đến phân tích các quy định pháp luật về an toàn và SKNN trong PLLĐ Việt Nam, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định đó, để từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.

2. Tình hình nghiên cứu

Qua việc tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo, tác giả nhận thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu Pháp luật về ATVSLĐ, về TNLĐ và BNN, có thể nêu tiêu biểu một số công trình nghiên cứu khoa học sau:

  • Luận văn “Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động” của tác giả Đỗ Ngân Bình (2001) đề cập đến pháp luật về ATVSLĐ, thực trạng áp dụng pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ATVSLĐ.
  • Luận văn Thạc sĩ “An toàn lao động và Vệ sinh lao động theo Pháp luật lao động Việt Nam” của tác giả Cấn Thùy Dung (2013) nêu tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về ATVSLĐ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về ATVSLĐ.
  • Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế “Pháp luật lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ, qua thực tiễn tại các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị” của tác giả Võ Thị Trúc Mai (2018) tìm hiểu và phân tích những quy định pháp luật về ATVSLĐ đối với lao động nữ, thực trạng áp dụng các quy tắc đó và đánh giá, kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ nữ.
  • Tài liệu “Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong bối cảnh dịch COVID-19: Một số vấn đề doanh nghiệp nhỏ và vừa cần quan tâm” của chủ biên Nguyễn Việt Đức, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực và cộng sự, ban hành trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 (Bộ Tư pháp).
  • Bài đăng trên Tạp chí kinh tế “Tác động của đại dịch COVID-19 đến thị trường lao động Việt Nam” của tác giả Bùi Thùy Dung, nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch đến tỷ lệ lao động, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm, từ đó đánh giá và đưa ra một số kiến nghị nhằm phục hồi và phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Nhìn từ góc độ khách quan, các công trình trên đã nghiên cứu và đánh giá khá chi tiết các vấn đề về ATVSLĐ đối với NLĐ. Đây là cơ sở để tác giả nghiên cứu và phân tích các nội dung lý luận trong Luận văn của mình. Nhưng vì tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 mà các vấn đề trên cần được xem xét, nghiên cứu lại cho phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19. Khóa luận đưa ra một góc nhìn mới với hy vọng đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu pháp luật, đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích cho cả NLĐ nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

XEM THÊM ==>  An toàn vệ sinh lao động là gì? Sức khỏe nghề nghiệp là gì?

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • Mục đích nghiên cứu: Luận văn đi vào phân tích các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp có hiệu lực trong thời kỳ dịch bệnh và thực tiễn áp dụng các quy định đó, để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp cho NSDLĐ và NLĐ thích ứng linh hoạt trong thời kỳ mới.
  • Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục đích trên, khóa luận được xây dựng dựa trên những nhiệm vụ sau:
  • Nghiên cứu và phân tích các quy định pháp luật liên quan đến ATSKNN trong giai đoạn 2020-2022, các tiêu chuẩn quốc tế mà Doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ;
  • Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định về ATSKNN của cả NSDLĐ và NLĐ Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh, chỉ ra những ưu điểm linh hoạt cũng như những mặt hạn chế cần khắc phục;
  • Nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ATSKNN, kết hợp với các giải pháp từ phía NSDLĐ, tổ chức đại diện NLĐ và NLĐ để cùng thích ứng với thời kỳ mới sau đại dịch Covid-19.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

  • Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các quy phạm pháp luật về ATLĐ, VSLĐ, SKNN, và các Tiêu chuẩn quốc tế về An toàn và SKNN. Từ đó nghiên cứu thực tiễn áp dụng những quy phạm đó tại Doanh nghiệp Việt Nam.
  • Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ, về SKNN và các chính sách hỗ trợ NLĐ. Thêm vào đó, tác giả nghiên cứu các quy chuẩn, tiêu chuẩn về ATSKNN được đưa ra bởi Tổ chức Lao động Quốc tế ILO và một số tiêu chuẩn về y tế do Tổ chức Y tế Thế giới WHO trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 1 năm 2022.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thiện đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:

– Phương pháp phân tích, bình luận, diễn giải, so sánh để làm rõ các vấn đề lý luận về ATVSLĐ và SKNN theo PLLĐ Việt Nam và các VBQPPL khác;

– Phương pháp so sánh luật học, phân tích, thống kê và tổng hợp được sử dụng để đánh giá thực trạng quy định pháp luật về ATVSLĐ đối với NLĐ trong thời kỳ Covid-19; đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, nhằm chỉ ra ưu điểm và hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực này;

– Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi xem xét, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về ATVSLĐ đối với NLĐ trong và sau đại dịch.

An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp Của Người Lao Động
An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp Của Người Lao Động

6. Bố cục của luận văn

Để người đọc có cách nhìn tổng quan nhất về Khóa luận, ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 03 chương dưới đây:

Chương 1: Quy định chung về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Chương 2: Thực trạng áp dụng các quy định về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022

Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp của NLĐ Việt Nam trong và sau đại dịch Covid-19.

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
  • MỞ ĐẦU…. 1
  • CHƯƠNG 1. QUY ĐỊNH CHUNG  VỀ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP  TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19… 5
  • 1.1. Khái niệm về An toàn, vệ sinh lao động và khái niệm Sức khỏe nghề
  • nghiệp…. 5
  • 1.1.1. Khái niệm An toàn, vệ sinh lao động.. 5
  • 1.1.2. Khái niệm Sức khỏe nghề nghiệp… 7
  • 1.2. Pháp luật Việt Nam về An toàn, vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp trong giai đoạn Covid-19…. 8
  • 1.2.1. Pháp luật Việt Nam về An toàn, vệ sinh lao động.. 8
  • 1.2.2. Pháp luật Việt Nam về Sức khỏe nghề nghiệp.. 10
  • 1.2.3. Chính sách hỗ trợ An toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động trong thời kỳ dịch bệnh…. 12
  • 1.2.4. Xử lý vi phạm về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp.. 14
  • 1.3. Tiêu chuẩn về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với Doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ Covid 19…. 16
  • 1.3.1. Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007… 16
  • 1.3.2. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018… 18
  • 1.3.3. Tiêu chuẩn ISO/PAS 45005:2020 – hướng dẫn toàn cầu mới về làm việc an toàn trong Covid 19….. 21
  • TIỂU KẾT CHƯƠNG 1…. 24
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2020-2022.. 25
  • 2.1. Thực tiễn áp dụng các tiêu chuẩn về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp từ phía doanh nghiệp   25
  • 2.1.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về An toàn, vệ sinh lao động. 25
  • 2.1.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về Sức khỏe nghề nghiệp đối với một số doanh nghiệp đặc thù….. 28
  • 2.2. Hiện trạng tuân thủ các quy định về An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp từ phía người lao động
  • 2.2.1. Tình hình tuân thủ các quy định về An toàn, vệ sinh lao động.
  • 2.2.2. Tình hình tuân thủ các quy định về Sức khỏe nghề nghiệp
  • 2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2022… 36
  • 2.3.1. Mặt tích cực…. 36
  • 2.3.2. Một số hạn chế… 38
  • 2.3.3. Nguyên nhân…. 40
  • TIỂU KẾT CHƯƠNG 2…. 43
  • CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG VÀ SAU ĐẠI DỊCH COVID-19     44
  • 3.1. Kiến nghị về chính sách pháp luật bảo đảm An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động Việt Nam…. 44
  • 3.1.1. Chính sách về bảo vệ người lao động ở nơi làm việc. 44
  • 3.1.2. Chính sách kích thích nền kinh tế và nhu cầu về lao động. 49
  • 3.1.3. Chính sách hỗ trợ việc làm và thu nhập.. 53
  • 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả An toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động tại nơi làm việc…. 55
  • 3.2.1. Về phía Người sử dụng lao động… 55
  • 3.2.2. Về phía Công đoàn và các tổ chức đại diện người lao động. 57
  • 3.2.3. Về phía Người lao động… 59
  • 3.2.4. Đối với các chủ thể khác… 59
  • TIỂU KẾT CHƯƠNG 3…. 63
  • KẾT LUẬN…. 64
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quy Định Về An Toàn, Sức Khỏe Nghề Nghiệp Của Người Lao Động những thông tin được chúng tôi trình bày, thể hiện trong bài viết trên đều được kiểm chứng và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi và chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài khóa luận của các bạn hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x